BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO HỌC

  TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN                              THÁNG 5 NĂM 2016

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC 2016                      Môn thi: KINH TẾ HỌC

                                                                                                        Thời gian làm bài: 120 phút

___________________________________________________________________________________

Thí sinh làm phần I (vi mô) và phần II (Vĩ MÔ) vào các tờ giấy khác nhau.

 

PHẦN I: KINH TẾ HỌC VI MÔ

 Câu 1 (1,5 điểm): Câu hỏi đúng hay sai. Giải thích và vẽ hình nếu cần thiết.

  1. Cho A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng. Công nghệ sản xuất hàng hóa A được cải tiến thì giá của A và B sẽ giảm.
  2. Khi tổng chi phí bình quân (ATC) giảm thì chi phí cận biên MC cũng giảm.

 

Câu 2 (1,5 điểm): Sử dụng đồ thị cung, cầu để chỉ ra giá và sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào trong các tình huống sau đây:

  1. Người Việt Nam thích sử dụng xe máy Dream của Thái Lan và Chính phủ đánh thuế nhập khẩu xe máy Dream từ Thái Lan.
  2. Người ta tin rằng ăn gạo nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe và nông dân mở rộng diện tích trồng nếp cẩm.

 

Câu 3 (2,0 điểm): Bài tập

Một nhà độc quyền có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 4Q + 200. Nhà độc quyền đối diện với đường cầu P = 100  ̶  Q. Trong đó giá tính bằng $ và sản lượng tính bằng sản phẩm.

  1. Hãy xác định sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Tính lợi nhuận tối đa.
  2. Tính thặng dư tiêu dùng tại mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Vẽ hình minh họa.
  3. Nếu Chính phủ đánh thuế một lần T = 100$, hãy tính lại sản lượng, giá và lợi nhuận của nhà độc quyền.
  4. Nếu nhà độc quyền tối đa hóa doanh thu thì sản lượng, giá và lợi nhuận là bao nhiêu

 

PHẦN I: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Câu 4 (1,5 điểm): Hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn. Vẽ đồ thị minh họa nếu cần thiết.

  1. Giả sử thu nhập từ tiền lãi bị đánh thuế 20%. Nếu lãi suất danh nghĩa là 10%, tỷ lệ lạm pháp là 7%, thì lãi suất thực tế sau thuế là 2,4%.
  2. Tăng chi tiêu chính phủ sẽ rất hiệu quả nhằm tăng sản lượng trong một nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên lớn và còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng.

 

Câu 5 (1,5 điểm): Xét một nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích tác động của các sự kiện dưới đây đến mức giá và sản lượng trong ngắn hạn và dài hạn khi:

  1. Chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân.
  2. Chính phủ giảm thuế bảo vệ môi trường từ 3.000 đồng xuống 2.000 đồng/ 1 lít xăng.

 

Câu 6 (2,0 điểm): Bài tập

Dưới đây là thông tin về một nền kinh tế đóng còn nhiều nguồn lực chưa sửa dụng và mức giá không thay đổi (đơn vị: tỉ đồng)

 Tiêu dùng: C = 34 + 0,8.(Y  ̶  T)                     Thuế: T = 30 + 0,2Y        

  Đầu tư: I = 200                                               Chi tiêu Chính phủ: G = 330

  1. Hãy xây dựng hàm tổng chi tiêu.
  2. Hãy tính mức sản lượng cân bằng ban đầu.
  3. Giả sử chính phủ giảm chi tiêu 54. Hãy tính mức sản lượng cân bằng mới.
  4. Muốn đạt được mức sản lượng cân bằng ở câu 6.3, thay vì giảm chi tiêu, chính phủ cần thay đổi :
  1. Thuế tự định bao nhiêu?
  2. Thuế suất biên bao nhiêu ?

6.5.     Hãy minh họa các tình huống trên trong cùng một hệ trục tọa độ.

 

Tham khảo thêm: Đề thi cao học Kinh tế học Đại học Kinh tế Quốc dân T5. 2015