ĐỀ THI TUYỂN SINH SĐH KINH TẾ HỌC NGOẠI THƯƠNG NĂM 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH SĐH NĂM 2016 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC NĂM 2016
Môn: Kinh Tế Học
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm: 4 trang
Phần I (5 điểm): Kinh tế học vi mô (bao gồm hai câu hỏi, câu 1: trắc nghiệm, câu 2: bài tập).
Câu 1 (3 điểm): Chọn một đáp án đúng nhất trong các câu sau đây (mỗi câu 0,2 điểm).
- Nếu giá hàng hóa B tăng lên gây ra sự dịch chuyển đường cầu về hàng hóa C sang phải thì
- B và C là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng.
- B và C là hai hàng hóa thay thế trong sản xuất.
- B và C là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng.
- B là hàng hóa thông thường.
- Nếu cầu là không co giãn theo thu nhập, câu nào sau đây là đúng:
- Phần trăm thay đổi nhỏ trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi lớn trong lượng cầu
- Một sự tăng lên trong thu nhập sẽ dẫn đến một sự giảm xuống trong lượng cầu
- Hàng hóa phải là cấp thấp.
- Phần trăm thay đổi lớn trong thu nhập sẽ dẫn đến phần trăm thay đổi nhỏ trong lượng cầu
- Lượng cầu về táo giảm 8% khi giá của táo tăng 8%. Cầu về táo là:
- Không co giãn
- Co giãn.
- Co giãn đơn vị.
- Có đường cầu dốc lên.
- Đường ngân sách biểu diễn:
- Số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua.
- Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình.
- Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng.
- Các kết hợp giữa hai hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng.
- Lâm và Long làm việc cho cùng một công ty sản xuất và ghi đĩa hình. Lam nói rằng nếu tăng giá đĩa CD thì thu nhập sẽ tăng trong khi Long nói rằng thu nhập sẽ giảm nếu giảm giá đĩa CD. Có thể kết luận rằng:
- Lâm nghĩ cầu về đĩa CD co giãn theo giá bằng 0 và Long cho rằng bằng 1
- Lâm nghĩ cầu về đĩa CD co giãn theo giá bằng 1 và Long cho rằng bằng 0
- Lâm nghĩ cầu về đĩa CD co giãn theo giá và Long cho rằng cầu là không co giãn.
- Lâm nghĩ cầu về đĩa CD không co giãn theo giá và Long cho rằng cầu là co giãn.
- Nếu Mai tối đa hóa lợi ích và hai hàng hóa mà cô ta tiêu dùng có cùng lợi ích cận biên thì:
- Mai sẽ chi mua một trong 2 hàng hóa đó.
- Mai sẽ mua 2 hàng hóa đó với số lượng bằng nhau.
- Mai sẵn sàng trả giá như nhau cho 2 loại hàng hóa đó.
- Mai thu được tổng lợi ích như nhau từ mỗi loại hàng hóa.
- Thi trường sản phẩm A có hàm cung Q = P – 6 và hàm cầu Q = 22 – P. Thặng dư tiêu dùng (CS) và thặng dư sản xuất (PS) tại mức giá 12 là:
- CS = 36; PS = 42
- CS = 18; PS = 42
- CS = 18; PS = 84
- CS = 42; PS = 18
- Giả sử một người tiêu dùng có thu nhập bằng tiền là I = 60.000 đồng dùng để mua 2 hàng hóa X và Y với giá tương ứng là Px = 3.000 đồng và Py = 1.000 đồng. Đường ngân sách của người tiêu dùng là:
- Y = 60 – 3X
- Y = 60 – 2X
- Y = 60 – X
- Y = 30 – 2X
- Chi phí cố định của một hãng là 110 triệu đồng. Nếu tổng chi phí để sản xuất 1 sản phẩm là 250 triệu đồng và 2 sản phẩm là 270 triệu đồng, chi phí cận biên của sản phẩm thứ hai bằng:
- 60 triệu đồng
- 40 triệu đồng
- 20 triệu đồng
- 10 triệu đồng
- Trong một ngành cạnh tranh hoàn hảo, giá thị trường là 10$. Một hãng đang sản xuất mức sản lượng mà tại đó MC = ATC = 15$. AVC ở mức sản lượng đó là 10$. Hãng nên làm gì để tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn.
- Đóng cửa
- Tăng sản lượng
- Thu hẹp sản lượng
- Giữ sản lượng không đổi.
- Cạnh tranh bằng giá trong độc quyền tập đoàn sẽ
- Dẫn tới chi phí trung bình cao hơn
- Gây thiệt hại cho khách hàng
- Tăng lợi nhuận của ngành nếu cầu là không co giãn
- Dẫn đến giảm lợi nhuận của ngành.
- Phần chi phí biến đổi trung bình đang giảm dần chính là phần tại đó
- Chi phí cận biên đang tăng
- Chi phí cố định trung bình đang giảm
- Sản phẩm trung bình đang giảm
- Sản phẩm trung bình đang tăng
- Một hãng độc quyền phân biệt giá hoàn hảo sẽ sản xuất:
- Ít hơn khi không phân biệt giá
- Nhiều hơn khi không phân biệt giá nhưng ít hơn ngành cạnh tranh hoàn hảo.
- Sản lượng bằng sản lượng ngành cạnh tranh hoàn hảo.
- Nhiều hơn ngành cạnh tranh hoàn hảo.
- Với một nhà độc quyền bán, điều nào dưới đây là SAI
- Không có mối quan hệ một-một duy nhất giữa giá và lượng bán.
- Với bất kỳ mức sản lượng nào lớn hơn 1, MR = AR
- Đường cầu của ngành là đường cầu của nhà độc quyền.
- Tổng doanh thu cực đại khi MR = 0.
- Khi việc thuê thêm lao động làm tăng sản phẩm lao động cận biên thì:
- Lao động mới làm tăng năng suất lao động cũ
- Hãng đã phải tăng vốn
- Hãng đang có lợi suất tăng theo quy mô
- Đã có sự phát triển về công nghệ.
Câu 2(2 điểm): Bài tập
Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có các chi phí như sau:
VC ($) = 2
Trong đó Q là số đơn vị sản phẩm
- Hãy xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp này. (0,5 điểm)
- Nếu giá thị trường là 70$/1 đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận của doanh nghiệp này là bao nhiêu?
(0,5 điểm).
- Nếu giá thị trường là 30$/1 đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp này sẽ quyết định như thế nào?
(0,5 điểm).
- Hãy xác định thặng dư sản xuất của doanh nghiệp này khi giá thị trường là 70$/1 đơn vị sản phẩm và minh họa bằng đồ thị (0,5 điểm).
Tham khảo thêm: Phần 2